Thống kê

Tổng truy cập: 2361664
Trong tháng: 5005
Hôm nay: 199
Đang Online: 1

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân
Ngày đăng: 23/03/2013
Lượt xem: 2382

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ SIÊU PHÁO ĐÀI BAY(B.52) VÀ CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI - ĐIỀN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG


I. CƯỜNG ĐỘ TẤN CÔNG VÀ SỐ LƯỢNG BOM ĐẠN TRONG CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CỦA ĐẾ QUỐC MỸ THÁNG 12 NĂM 1972

1.Cường độ xuất kích của B.52

+ Đêm 18: 90 lần chiếc                                                 +Đêm 24: 33 lần chiếc

+ Đêm 19: 87 lần chiếc                                                 +Đêm 25: Nghi Nôen

+ Đêm 20: 93 lần chiếc                                                 +Đêm 26: 105 lần chiếc

+ Đêm 21: 24 lần chiếc                                                 +Đêm 27: 54 lần chiếc

+ Đêm 22: 24 lần chiếc                                                 +Đêm 28: 60 lần chiếc

+ Đêm 22: 33 lần chiếc                                                 +Đêm 29: 60 lần chiếc

 

2. Cường độ xuất kích của không quân chiến thuật

- Cao nhất: 465 lần chiếc (ngày 19/12)

-Trung bình: 300 -400 lần chiếc

-Tổng cộng xuất kích của các loại máy bay: 4.583 lần chiếc; trong đó B.52 = 663 lần chiếc,

-Tổng số bom đạn xấp xỉ 15.000 tấn bom đạn (Theo một số tài liệu nước ngoài: Mỹ sử dụng 209 máy bay B.52 xuất kích 740 lần chiếc tới mục tiêu đánh phá, ném 49.000quả bom xấp xỉ 13.605 tấn vào 34 mục tiêu.

Đáng lưu ý: tất cả các loại mái bay và vũ khí mà Mỹ sử dụng trong thời kỳ này đều được cải tiến ở trình độ cao hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phái hoại miền Bắc lần thứ nhất.

 

II. MÁY BAY CHIẾN LƯỢC B.52 VÀ UY LỰC CỦA NÓ

1.Máy bay B.52 “Siêu pháo đài bay” khổng lồ, có uy lực rất lớn

Là loại máy bay ném bom phản lực hàng nặng do hãng Bô inh Hoa Kỳ sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu.

Qua 8 lần cải tiến, Mỹ đã sản xuất tổng cộng 744 chiếc B.52 và hiện nay B.52 vẫn nằm trong trang bị của lực lượng máy bay nếm bom chiến lược của Mỹ.

Cùng với máy bay B.52, Mỹ còn trang bị loại máy bay ném bom hạng nặng B.B1 và B.2 (tàng hình).

2. Tính năng kỹ chiến thuật của máy bay B.52 G/H

-Kíp bay 6 người; Sải cánh 56,39m; Chiều dài 49,05m; Chiều cao 12,40m.

trọng lượng cất cánh Max: 221.350kg; vận tốc: Vmax =960km/h,

Vtb=820km/h

- Bay ở độ cao tối đa 16.765m, thông thường 10.000-13.000m

-Tầm bay xa: 12.000km (B.52G), 16.000km(B.52H)

-Tải trọng vũ khí: 18 – 30 tấn bom, có thể mang 12 – 20 quả tên lửa hành trình ALEM hoặc 8 tên lửa hành trình (tạng hình) ACM.

-Trang bị: Thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ 117,122,153,172, (12 – 16 máy gây nhiễu tích cực).

-B.52 có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu, nếu tiếp dầu có thể bay xa hơn.

 

III.SỐ LƯỢNG MÁY BAY B.52 BỊ BẮN RƠI TẠI CHỖ

TT

Giờ

Ngày

Đơn vị bắn rơi

Địa điểm rơi

1

20h13

18/12

Tiểu đoàn 59, trung đoàn 261

Hà Nội

2

04h39

19/12

Tiểu đoàn 77, trung đoàn 257

Hà Tây

3

20h10

20/12

Tiểu đoàn 93, trung đoàn 261

Hà Nội

4

20h34

20/12

Tiểu đoàn 77, trung đoàn 257

Hà Nội

5

05h09

21/12

Tiểu đoàn 77, trung đoàn 257

Thị xã Phúc Yên

6

05h11

21/12

Tiểu đoàn 57, trung đoàn 261

Chợ Thả - Núi Đôi

7

05h14

21/12

Tiểu đoàn 79, trung đoàn 257

Phả Lại

8

03h40

22/12

Tiểu đoàn 93, trung đoàn 261

Thái Bình

9

03h41

22/12

Tiểu đoàn 57, trung đoàn 261

Hà Tây

10

03h42

22/12

Tiểu đoàn 78, trung đoàn 257

Hải Dương

11

22h29

26/12

Tiểu đoàn 78, trung đoàn 257

Hà Nội

12

22h03

26/12

Tiểu đoàn 76, trung đoàn 257

Hà Nội

13

22h33

26/12

Tiểu đoàn 93, trung đoàn 261

Thái Nguyên

14

22h47

26/12

Tiểu đoàn 79, trung đoàn 257

Sơn La

15

23h00

27/12

Tiểu đoàn 94, trung đoàn 261

Bắc Ninh

16

23h00

27/12

Tiểu đoàn 72, trung đoàn 285

Hà Nội

Ngoài 16 máy bay B.52 Bị bắn rới tại chổ, còn 18 máy bay B.52 bị thương và rời ngoài lãnh thổ Việt Nam.

 

IV.TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC NHẬN DANH HIỆU ANH HÙNG LLVT TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU 12 NGÀY ĐÊM CHỐNG TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CỦA ĐẾ QUỐC MỸ

 

1.Tập thể

Binh chủng Tên lửa; Sư đoàn phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361);  Trung đoàn tên lửa 261; Trung đoàn tên lửa 257; Trung đoàn rađa 291; Tiểu đoàn Tên lửa 77 -  Trung đoàn 257; Đại đội Rađa 45; Trung đoàn 293; Đại đội Rađa 25; Trung đoàn 295; Đại đội Rađa 37; Trung đoàn 293.

Thủ đô Hà Nội, với thành tích to lớn trong hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là chiến công “Hà Nội - Điền Biên Phủ Trến Không”, được phong tặng danh hiệu “Thủ đô anh hùng”

 

2. Cá nhân

Đồng chí Nguyễn Văn Phiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tên lửa 57, Trung đoàn 261; Đồng chí Phạm Tuân, phi công lái máy bay Mig21; Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, phi công lái máy bay Mig21;  Đồng chí Nguyễn Đình Kiên, Đại đội trưởng kiêm Sĩ quan điều khiển; Đồng chí Nguyễn Lành, nguyên Sĩ quan điều khiển.

 

V.PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THĂNG “ HÀ NỘI - ĐIỀN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”

40 năm trôi qua, chúng ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa và giá trị sâu sắc của chiến trắng “Hà Nội - Điền Biên Phủ Trến Không”. Chúng ta tin tưởng, tự hào về Đảng ta, một Đảng mácxít kiên cường, luôn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối đúng đắn, sáng tạo, đã lãnh đạo toàn dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến tháng lợi khác. Tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc ta, lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Đó là cội nguồn sức mạnh nội lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệi đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

Giáo viên: Vương Anh Thế

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website