Menu
Thống kê
Tổng truy cập: 2698212
Trong tháng: 41094
Hôm nay: 471
Đang Online: 4
Ngày đăng: 23/03/2013
Lượt xem: 17309
Lượt xem: 17309
Nhà văn Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng và được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Ông là một trong những gương mặt quan trọng nhất của văn học Việt Nam thế kỷ 20.
1.Tiểu sử
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê ở làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nghèo, lại phải mồ côi cha từ khi ông mới 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được bà mẹ tần tảo nuôi cho ăn học.
Sau khi đỗ bẳng tiểu học, 16 tuổi Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goddard, ông bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi.Từ đó ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Vũ Trọng Phụng viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng trên hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết.
Sau khi đỗ bẳng tiểu học, 16 tuổi Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goddard, ông bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi.Từ đó ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Vũ Trọng Phụng viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng trên hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có bài đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.
Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Khoảng năm 1938, ông bị lao phổi, nhưng không có tiền chữa bệnh. Nghe theo lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để kéo dài cuộc đời mình. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này".
Ngày 12 tháng 10 năm 1939, ông chết trong một căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở Hà Nội, khi mới 27 tuổi.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Khoảng năm 1938, ông bị lao phổi, nhưng không có tiền chữa bệnh. Nghe theo lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để kéo dài cuộc đời mình. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này".
Ngày 12 tháng 10 năm 1939, ông chết trong một căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở Hà Nội, khi mới 27 tuổi.
Những tác phẩm chính:
Vũ Trọng Phụng có lối thuật kể thật là hóm hỉnh và có duyên. Nhưng tiếng cười vừa dứt, dư vị để lại sao mà cay đắng, chua chát! Vì sao mà những người đàn bà vốn lương thiện, thậm chí từng có một thời thanh xuân đầy mộng ước kia lại đến nông nổi phải làm cái “nghề” mà chính họ cũng thấy là đáng khinh.Thực chất đây là một thứ mãi dâm mạt hạng: làm “điếm” kiêm đầy tớ có thời hạn cho những tên lính viễn chinh dâm ô, hung dữ, liều lĩnh và thường là nhưng con sâu rượu thô bỉ. Mà cái “nghề” này có thể làm mãi được sao? Lại còn những đứa con lai đẻ ra một cách bất đắc dĩ ? Cho nên đằng sau cái “kỹ nghệ” quái thai kia là biết bao cuộc đời lỡ dỡ, biết bao tâm trạng tủi nhục, biết bao số phận tối tăm của những người đàn bà một nước thuộc địa bị đẩy tới bước đường cùng.
Trong “Cơm thầy cơm cô”, Vũ Trọng Phụng viết: “người phu xe biết hết mọi sự độc ác của loài người hơn là một học giả”, “một kẻ đi ở (...) biết rõ những tính tình của loài người hơn là một văn sĩ tả chân”.
Ngòi bút phóng sự Vũ Trọng Phụng chính là đã quan sát, đã thuật kể bằng con mắt và tấm lòng của những người phu xe ấy, của những người đi ở ấy.
Trong “Cơm thầy cơm cô”, Vũ Trọng Phụng viết: “người phu xe biết hết mọi sự độc ác của loài người hơn là một học giả”, “một kẻ đi ở (...) biết rõ những tính tình của loài người hơn là một văn sĩ tả chân”.
Ngòi bút phóng sự Vũ Trọng Phụng chính là đã quan sát, đã thuật kể bằng con mắt và tấm lòng của những người phu xe ấy, của những người đi ở ấy.
- Kịch
Không một tiếng vang (1931)
Giết mẹ (1936) - dịch theo Lucrèce Borgia của Victor Hugo
- Phóng sự
Cạm bẫy người (1933), bút danh Thiên Hư - Báo Nhật Tân; viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội
Kĩ nghệ lấy Tây (1934) - Báo Nhật Tân; viết về cái nghề lấy Tây để nuôi thân
Dân biểu và Dân biểu (1935)
Cơm thầy cơm cô (1936); viết về cảnh đời những người đi ở
Lục xì (1937) - báo Tương Lai; viết về lục xì, cơ quan y tế chuyên khám và chữa bệnh cho phụ nữ làm nghề mại dâm trong thời Pháp thuộc
- Tiểu thuyết
Dứt tình (1934), còn có tên khác là Bởi không duyên kiếp - Hải Phòng tuần báo
Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
Trúng số độc đắc (1938)
Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
Quý phái (1938-1939)
Lấy nhau vì tình (1942) - NXB Minh Phượng Hà Nội
- Truyện ngắn
Ăn mừng
Bà lão lòa
Bệnh Lao chữa bằng mồm
Bộ răng vàng
Bụng Trẻ Con
Cái ghen đàn ông
Chống nạng lên đường
Con người điêu trá
Cuộc vui ít có
Đi săn khỉ
Đời là một cuộc chiến đấu
Gương... tống tiền
Hồ sê líu hồ líu sê sàng Lấy vợ xấu
Lòng tự ái
Máu mê
Một cái chết
Một con chó hay chim chuột
Một đồng bạc
Người có quyền
Sao mày không vỡ, nắp ơi
Tết ăn mày
Tình là dây oan
Tự do
Từ lý thuyết đến thực hành
Bà lão lòa
Bệnh Lao chữa bằng mồm
Bộ răng vàng
Bụng Trẻ Con
Cái ghen đàn ông
Chống nạng lên đường
Con người điêu trá
Cuộc vui ít có
Đi săn khỉ
Đời là một cuộc chiến đấu
Gương... tống tiền
Hồ sê líu hồ líu sê sàng Lấy vợ xấu
Lòng tự ái
Máu mê
Một cái chết
Một con chó hay chim chuột
Một đồng bạc
Người có quyền
Sao mày không vỡ, nắp ơi
Tết ăn mày
Tình là dây oan
Tự do
Từ lý thuyết đến thực hành
Nguyễn Thuyết (Tổng hợp)
Gương sáng
Hình ảnh hoạt động
Bình chọn
Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp