Thống kê

Tổng truy cập: 2829550
Trong tháng: 172432
Hôm nay: 168
Đang Online: 9

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân
Ngày đăng: 23/03/2013
Lượt xem: 8793

Thơ lục bát Việt Nam có tự bao giờ?


Có nhiều độc giả yêu Lục bát đưa ra câu hỏi: “Thơ Lục bát Việt Nam có từ bao giờ?” Chỉ biết thể thơ đã thấm nhuần hồn dân tộc, thanh thoát và đậm chất nhạc. Lucbat.com đã sưu tầm và tập hợp một số câu hỏi và trả lời về nguồn gốc của thể thơ 6/8 để mọi người hiểu hơn, yêu hơn thể thơ dân tộc này.

Hỏi:

Tôi vẫn hay thắc mắc về thể thơ Lục bát độc đáo rất Việt mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du không biết xuất hiện từ bao giờ ? Bài thơ Lục bátvà tác giả xưa nhất ? Hình như có đọc đâu đó có người cho rằng thơLục bátchịu ảnh hưởng thơ Chàm sau khi Nam tiến ?
Ai hiểu ngọn nguồn xin giải thích giùm!

 

Trả lời:

Có lẽ thơ lục bát xuất hiện trong ca daoViệt Namtừ rất lâu nhưng do không có văn bản quốc âm (Nôm) nên không biết ca dao đã xuất hiện đầu tiên ra sao .Nhưng về văn bản Nôm thì hình như có bản Nôm viết bằng thơ lục bát là : Mục-liên bản hạnh , theo cụ Hoàng Xuân Hãn thì : “văn-bản này đáng được coi là khắc tự đời Lê, trước 1731”


Mục-liên tu đạo


1. Tích xưa Đức Bụt Mục-Liên
Thương mẹ tìm đến Tây-thiên tu-hành
Ba năm chứng-quả viên-thành
Một bát một mình nhẫn-nhục từ-bi


Mẹ ác bị đày

5. Thanh đề (tên mẹ) từ thủa sinh-li (sinh ra)
Tội nặng, sa ngục A-tì khốn thay !
Diêm-vương đôi-hỏi (vặn tra) đòi ngày (nhiều ngày)
Dương-gian thiện ác, biết hay ca (t.c. : tại) lòng
Khán-quan kiểm-bộ tiên-đồng ( kẻ coi sổ giữ ngục)

10. Mở sổ ròng-ròng biết sự ngay gian
Thanh-đề nết ở đá-đoan (t.c. đa-doan)
Thấy người đói khát cơ-hàn chẳng thương
Sát-hại lục-súc ngưu dương (trâu deâ)
Tổn tha vật-mệnh (sinh-mệnh chúng), phỉ (nhạo) thường báng tăng

15. Cho nên quả-báo chẳng hằng (quái gơû)
'Nhị tác nhị thụ' (mầy làm mầy chịu), đọa chưng (rơi vào) U-đồ (đường tối:Âm-phuû)


Mục-liên tìm mẹ


Con tìm mười cửa Phong-đô
Chẳng thấy từ-mẫu, biết hồ (biết là) làm sao
Trở về bạch Bụt thấp cao :

20. (Còn có ngục nào, vâng phép lại đi )
Bước qua khỏi dặm Bách-kì
Coi thấy cửa ngục thành-trì ghê thay !
Tích-trượng (gậy bít thiếc) cầm ở ca (t.c: 8) tay
Gõ vào cửa ngục, mở bày song-song

25. Ngưu-đầu ngục-tốt (kẻ giữ ngục có đầu trâu) tây đông
Vâng phép đều cùng phóng xá tội-nhân
Thấy mẹ khổ-hải (bể khoå) trầm-luân
Bằng dao cắt ruột mười phần quặn đau
Thanh-Đề mới bảo trước sau:

30 ( Mẹ phải cơ-cầu (đói khổ), nhiều nỗi gian-nguy
( Từ ngày thác xuống Âm-ti
( Mẹ phải cầm ngục A-tì khốn nay
(( Ơn con báo-bổ làm chay
( Phá được ngục nầy, mẹ mới thoát thân

35 ( Chẳng còn bén chút phàm-trần
( Tổ-tiên nội ngoại, song-thân hoà đồ (tất cả)
(Được ngồi cửu-phẩm (cao chín bậc) Tiên-đô
( Tống-thực Thiên-trù (bếp Trời cho ăn), hỉ-xả từ-bi )


Cứu mẹ khỏi tù

Mục-Liên thủa ấy mới đi
40. Tìm chẳng thấy mẹ, ngồi thì hoà (cả) lo
Mười tám cửa ngục rạc (t.c. giam) tù
Thương mẹ thay là! Tìm chẳng thấy đâu
Dòng-dòng nước mắt thấm bâu (t.c.tay áo; ng: dâu)
( Mẹ ơi mẹ hởi ! ở đâu ? Thương nầy ! )

45. Bụt bảo Mục-Liên rằng bay (t.c. như vầy) :
( Mẹ Ngươi bấy-chầy (bấy lâu) cầm ở Phong-đô
(( Mười tám cửa ngục rạc tù
( Non cao cồn-cộn, Phong-đô rái dàng (đáng sơï) ! )
Mục-Liên coi thấy chẳng đang

50. Tay cầm tích-trượng gõ ngang cửa tù
Thanh-Đề ra hỏi sự-do:
( Người nào hay đến Phong-đô chốn nầy ? )
Mục-Liên thưa lời rằng bay (45)
( Tớ đi tìm mẹ chốn nầy, là Nuôi (t.c. thưa Ông)

55. (( Bụt đã bảo tớ mọi lời
( Ơn Nuôi (t.c. Ông, Bà) đòi bảo mẹ nầy ra đây )
Quỉ-sứ (ng: Ơn sưù) vào bảo một giây (chóng) :
( Có Mục-Liên Thầy tìm mẹ phu-nhân )
Thanh-Đề mãng (t.c. nghe) tiếng, than thân :

60. ( Mục-Liẽn tên ấy, phu-nhân khôn (khó) nhìn
( Dương-gian, là vóc (thân) con min (t.c. ta)
( Tên thì (ng: ngày) chẳng phải Mục-Liên đâu là )
Quỉ-sứ khi ấy lại ra:
( Mục-Liên chẳng phải con bà thân-sinh )

65. Mục-Liên lại bảo phân-minh
Dẫn-dụ sau trước chân-tình cho hay:
( Mẹ sinh ra vóc (61)thật rày
( Xuất-gia làm Thầy, cải hiệu Mục-Liên
( Đêm ngày thương mẹ đi tìm

70. ( Bụt cho một trượng tích-kim (thiếc) con gầy (gậy b.aâ.)
( Thấy vậy tìm đến chốn nầy
( Ơn Nuôi (56) ngày rày bảo Mẹ ra đây )
Quỉ-sứ vào bảo một giây (57)
Thanh-Đề mừng giã các rày tù-nhân :

75. ( Con tôi có nghĩa thập-phân (hoàn-toàn)
( Xin ra cho biết, kẻo phần đợi trông )
Thanh-Đề ra cửa Đông-phong
Mục-Liên coi thấy cúc-cung (cúi mình) tạ-từ
Đôi hàng nước mắt bằng mưa

80. Ôm mẹ hoà (t.c.maø) khóc qua ư (t.c.quá chừng) thương nầy:
( Thì-vần (vận b.â.) quả-báo chẳng tây (t.c.tư, riêng)
(( Nhị tác nhị thụ' (16), ai rày chịu cho
(( Bấy-chầy (46) Mẹ thác Phù-Đồ (Âm-phủ)
( Mẹ ôi! Quả-báo Phong-Đô nhật-dà (dạ b.â.: đêm ngày)

85. ( Áo-ăn (ăn-mặc) làm thấy xấu-xa
( Ba năm tù-rạc thật là gian-nguy
(( Bây-giờ chẳng có của chi
( Thì-trân quả-thực (trái ngon đúng mùa) Mẹ thì xá (t.c.hãy) ăn)


Mẹ còn tính ác

Lòng (mẹ) còn toan ( nghĩ ) dữ làm ngần (t.c.quen)
90. Ăn chuối bỏ vỏ; tù-nhân ăn mày
Chẳng cho, lấy chân đạp dày
Mục-Liên coi thấy, thương thay cong (t.c.:trong) lòng :
( Thể-âu (t.c.hẵn là) quả-báo làm xong (t.c.thật thế)
( Ước làm sao khỏi thoát vòng u-minh )

95. Mục-Liên niệm-cứu hương-kinh
Hoá bát cơm trắng, hoá hình mẹ ăn
Thanh-Đề chịu chẳng làm ngần (89)
Và chưa đến miệng, cơm rày (liền ?) ra than
Mục-Liên nước mắt hoà (t.c.cả) chan (đầy)

100. ( Mẹ ơi mẹ hởi! Bàn-hoàn (bâng-khuâng) thương thay!
(Thể-âu (93) quả-báo còn chầy (t.c.lâu)
( Mẹ con nhiều nỗi đắng cay trăm đường )


Mẹ bị thêm kiếp chó

Thanh-Đề chịu những tư-lương (lí-luận)
Đọa làm thân chó, chực trường (dài) ba năm

105. Dòng dòng nước mắt chiêu đăm (t.c.tả hữu)
Chịu làm thân chó cổ câm (kim) khác loài
No (t.c.đủ) ngày mới được làm người
Vì chưng quả-báo chẳng sai đâu là
Thụ tội khốn-khổ ai qua

11O. Rày mới cốc (t.c.:biết) tính, sự nầy biết hay
Nhớ ơn có Mục-Liên Thầy
Minh tâm kiến tính (rõ tâm thấy tính) thuả nầy ai qua
Dựng làm Thủy Lục trai-gia (lễ chay thủy bộ)
Kim-ngân châu-báu phát ra làm ngần (89)

115. Trước là báo đức từ-thân
Sau là Thất-tổ (bảy đời trên cha) trầm-luân hoá-hồn


Mục-liên cứu mẹ

Cùng nhờ Đại-Pháp Không-môn
Bao nhiêu hoành-mệnh (sinh mệnh) đẳng-hồn thoát ra
Tụng kinh liên-tiếp nhật-dà (84)

120. Khai phương (mở lối), phá ngục khắp hoà (cả) làm nơi (các chỗ)
Chuyển luân (quay bánh xe) Pháp, trống vang trời
Thỉnh Thập-phương Phật hộ nơi chứng-đàn (đàn cầu xin)
Thinh-văn (đệ-tử được nghe Phật) Bồ-tát hai bên
Đồng trợ công-đức mạn-viền (viên b.â: đầy đủ) thuả nay

125. Tụng kinh Huyết-bồn (tên kinh gán cho Mục-liên) khi nay
Trung-Nguyên (lễ rằm tháng bảy) xá tội thoát rày Phong-Đô
Bao nhiêu địa-ngục lao-tù
Cùng được thoát cả Tiên-đô thanh-nhàn


Mục-Liên cứu mọi người

Mục-Liên nhớ đức Từ-nhan


130. Mãn-viên (124)bát-độ (dựng đặt) trai-đàn tiến-tu
Huyết-bồn (125) đẳng chúc Cửu-Ngu (chín đời si-mê ?)
Nhiễu đàn tam táp (đi quanh đàn ba vòng) Phong-Đô rành-rành
Bao nhiêu tù-ngục lạc-hình (trại giam)
Bụt liền xá tội, siêu-sinh làm ngần (89)

135. Thanh-Đề từ ấy thoát thân
Khỏi loài cầm thú cổ-câm (kim) từ rày
Nhờ ơn có Mục-Liên Thầy
Các các môn ngục đều rày hoá Tiên
Ai ai hưởng lộc tự-nhiên

140. Thất- tổ Cửu-huyền (chín đời trước) đều được hoá sinh
lễ trung-nguyên và dòng tam-giáo
Cam-lồ (sương ngọt) nước rưới tĩnh-thanh (trong-trẻo)
Làu-làu kim-tướng (mình Phật) toạ bình (màn che) liên-hoa
Thiều (đàn), tiêu (sáo), nhạc vỗ, xướng ca
Bảy hàng cây báu rà-rà nở đua

145. Trung-Nguyên (126) phóng-xá lao tù
Mục-Liên tiếp-dẫn, Diêm-phù sạch không
Từ rày đắc đạo thành công
Muôn năm hưởng phúc, Quốc-trung khoẻ bền
Viên-dung (thông suốt) báu-phiệt (bè từ-bi) vạn tuyền

150. Hữu tội, vô tội, thoát liền lâng-lâng
Thủy thanh (nước trong) nguyệt hiện trừng-trừng (suốt suốt)
Một cơn gió thổi quét chưng (t.c. ấy) bụi trần
Ai ai đội đức Hoàng-ân (nhà Vua)
Thập-bát địa-ngục làm ngần (89) hỉ-hoan

155. Ngưu-đầu, mã-diện thiên ban (nghìn thứ quỉ giữ ngục)
Đều thì phóng-xá khải-hoàn (thắng về) Thiên-quân (đồn Trời)
Khuyên người thiện-tín xa gần
Xá (t.c.hãy) tu cho chín, chữ nhân chớ dời
Độc dữ quả-báo vô-sai

160. Ai hoà (t.c.mà) giữ được, ấy mai được tuyền
Hạnh nầy truyền để thiên niên (nghìn năm)

162. Mục-Liên thành Phật, thành Tiên chép làm ./.

Nam Mô a-di-đà phật
Thiên-Tử Vạn vạn niên chi thọ

 

 

Paris ngày trước Trung-nguyên năm Giáp Tuất
Phật-lịch 2538 (C.l. 1994)
Hoàng Xuân-Hãn phiên-âm từ bản Nôm và chú-thích
Nguồn: [
chimviet.free.fr]

Nhưng tìm hiểu thêm thì theo Lê Mạnh Thát ' Lịch sử Phật giáo Việt Nam Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế còn có
Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh do thiền sư Pháp Tính (1470-1550) đã dịch Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh ngữ lục ra tiếng Nôm .Có thể nói đây là một trong những truyện Nôm đầu tiên hiện biết, trong đó ta tìm thấy cảnh rước Phật Pháp Vân một cách sinh động đầy màu sắc vào những năm cuối cùng của đời vua Lê Thánh Tông (ở ngôi 1460-1497):

Đến đời Hồng Đức niên gian,
Dựng làm lễ hội đưa con lên chùa
Tán vàng tán tía khoe đua
Bụt Ả là chị lên chùa đưa con
Người ta sum họp dư muôn
Cờ bằng bươm bướm tiến lên rợp đường
Gác cao chuông gióng tiếng vang
Hai bên phố xá tựa dường tiên bay
Phát hàng ba tiếng lớn thay
Cờ vàng tán tía nghiêm thay Bụt Dì
Người ta xem hội đà ghê
Bà Út con họ hội lề đua nhau
Được mùa ai cấm ai đâu
Việt Nam đón hội chùa Dâu dậy dàng


Ngoài ra còn kể thêm : Việt sử diễn âm cuối thế kỷ XVI, Thiên Nam ngữ lục thế kỷ XVII đều được thể hiện bằng thơ lục bát.

 

Như vậy có lẽ Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh là văn bản thơ Nôm bằng thơ lục bát xưa nhất?

 

Truyện Trinh thử viết theo thể lục bát:
Các bản in cũ, ngoài bìa quyển truyện Trinh thử
đều đề là 'Trần triều xử-sĩ Hồ Huyền-Qui tiên-sinh soạn', Nay xét trong nhân-vật sử đời Trần, không thấy chỗ nào nói đến truyện Hồ tiên-sinh. Trong các mục Kinh-tịch chí, văn-tịch chí của ông Lê Quí-Đôn và Phan Huy-Chú không thấy kê tên cuốn truyện Trinh thử và cũng không nói gì đến ông Hồ Huyền-Qui.
Tác-giả truyện Trinh thử dùng được nhiều tiếng phương-ngôn ngạn-ngữ của nước nhà và ông Hồ Huyền-Qui tất là một bậc ẩn-dật rất có đức-vọng ở thời bấy giờ, mà bình nhật Hồ Quí-Ly vẫn phải tôn-sùng kính-trọng như hàng tôn-trưởng, cho nên trong cuốn truyện Trinh thử, ông Hồ Huyền-Qui mới dám công-nhiên mượn câu văn để ngụ ý trào-phúng. Thiết-tưởng đó là những lời ức-đoán, song cũng có phần đúng. Nay xem ở trong truyện có những câu sau này:


Ngụ miền Lộc-đỗng cảnh thanh,
Có Hồ-sinh vốn hiển danh đương thì.
Chẳng màng đuổi thỏ săn hươu,
Rồng còn uốn khúc ở ao đợi thì.


Thì biết tác-giả không phải là một người bão-phụ tầm thường vậy. Tiếc rằng sách vở đời Trần, trải qua cuộc binh-hỏa giặc Minh, tàn-phá gần hết, đến nay sưu-tầm rất khó, mong rằng các nhà lưu tâm đến văn-sử của nước nhà ra công thu-thập lấy nhiều tài-liệu để bổ-chính thêm vào.

Theo Bùi Ưu Thiên

Còn kể thêm
truyện Nôm khuyết danh : Trê Cóc
Cuốn văn này đến nay vẫn liệt vào trong những cuốn văn vô danh, vì chưa tìm được tên của tác-giả. Cụ Bùi Tôn-am (Huy-bích) có bàn về cuốn văn này, cho là do một vị gia-khách ở nhà đức Liễu-dương đời Trần mà ra, ám-chỉ vào việc vua Thái-tông cướp chị dâu trong khi có mang, lấy đứa con anh còn ở trong bụng mẹ làm con mình. Cụ lấy bốn chữ 'đoạt nhân thủ tử' làm định án. Nếu như thuyết trên này mà xét ở trong cuốn văn, thì ta thấy có nhiều chỗ ám-hợp, vì Trê tuy nuôi nòng-nọc nhưng nòng-nọc bao giờ cũng vẫn là con của cóc. Cho nên trong truyện có những câu này:
Lời nhái bén của Cóc:


Tuy cùng một kiếp phù-sinh,
Giống nào giống ấy tranh-giành làm chi.


Lời kết luận ở cuối:


Ngẫm xem thế sự nực cười,
Cũng là dở một trò chơi đấy mà.


Thuyết trên này không phải là không có sở-kiến . Song ý tôi muốn hãy để thuyết ấy làm một điều khuyết-nghi, sau này nếu có đủ tài liệu, ta sẽ bàn lại.

Cũng theo Bùi Ưu Thiên

 

Như vậy cuối cùng xem ra Trinh thử mới là truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát VN xưa nhất trong lịch sử văn học quốc âm Việt Nam?

 

(Sưu tầm)

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website