Thống kê

Tổng truy cập: 2360227
Trong tháng: 3568
Hôm nay: 564
Đang Online: 1

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân
Ngày đăng: 23/03/2013
Lượt xem: 3055

Xuân Quỳnh


Nhà thơ Xuân Quỳnh (6/10/1942- 29/8/1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, ở xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Sơn Bình (Hà Tây ngày nay). Bà sinh ra trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội.

Thủa nhỏ, mặc dù cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng bà vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp. Đến năm 13 tuổi, với sự nỗ lực của bản thân và được sự ủng hộ của gia đình bà bắt đầu thành công trong môn nghệ thuật này.

Năm 19 tuổi, bà có thơ đăng báo, không lâu sau bà đã trở thành nhà thơ chuyên nghiệp với nhiều bài viết về người phụ nữ.

Tháng 2/1955, Nhà thơ Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Thời gian này, Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài, và đã gặt gái được nhiều thành công.

Năm 1959, bà dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới tại Viena (Áo).

Từ năm 1962 - 1964, bà học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, bà làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam.

Năm 1967, bà kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.

Năm 1973, bà kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, bà đã kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương.

Từ năm 1978 đến lúc mất, bà làm Biên tập viên ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Có thể nói, nhà thơ Xuân Quỳnh lànhà thơ nữ tiêu biểu của của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Thơ của bà giàu tình cảm, sâu sắc, đằm thắm và tinh tế nhưng vẫn mang đậm tính triết lý. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của bà luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của bà đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh ,...

Nhà thơ Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương. Trong tai nạn thương tâm đó có cả chồng bà – Nhà biên kịch Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi).

 

Gia đình nhà thơ Xuân Quỳnh - Nhà biên kịch Lưu Quang Vũ

Nhà thơ Xuân Quỳnh nhiều lần được giải thưởng về Văn học, trong đó phải kể đến các giải thưởng như:

Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn 1982 - 1983 (tập thơ “Bầu trời trong quả trứng”).

Giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam 1990 (tập thơ “Hoa cỏ may”)

Năm 2001, Nhà thơ Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Trước đó, nền Văn học Việt Nam có các nữ thi sĩ như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan thì đến thời kỳ Văn học hiện đại có nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, bà là đại diện tiêu biểu của Văn học nước nhà nửa cuối thế kỷ XX.

Tác phẩm tiêu biểu

- Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974);
- Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978);
- Sân ga chiều em đi (thơ, 1984);
- Tự hát (thơ, 1984);
- Hoa cỏ may (thơ, 1989);
- Thơ Xuân Quỳnh (1992 , 1994);
- Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994);
- Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung);
- Bầu trời trong quả trứng (thơ, thiếu nhi, 1982);
- Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985);
- Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi - 1981),
- Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984);
- Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986);
- Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995).
 

  • Thương Thương

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website