Thống kê

Tổng truy cập: 2829513
Trong tháng: 172395
Hôm nay: 131
Đang Online: 5

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân
Ngày đăng: 23/03/2013
Lượt xem: 4961

Nhà thơ Thâm Tâm


Nhà thơ Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình (12/5/1917 – 18/8/1950), tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một nhà nho nghèo, gia giáo nền nếp. Vì là con thứ trong một gia đình đông con nên học hết tiểu học ông phải ở nhà giúp gia đình đóng sách và nấu bánh kẹo.

Năm 1938, ông cùng gia đình chuyển lên Hà Nội, ở tại một phố thuộc quân Hai Bà ngày nay (xưa là Ô Cầu Dền). Cùng năm đó, ông học tiểu học ở một trường trong nội thành.

Năm 21 tuổi (1938), ông bắt đầu làm thơ. Cuộc sống khó khăn khiến ông phải làm nhiều nghề để mưu sinh, ông đã từng kiếm sống bằng nghề vẽ tranh Bờ Hồ, viết báo, làm đồ gốm,..

Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ,...

Thời kỳ 37-39 là thời kỳ đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và đến 1945 toàn bộ báo chí phải trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng. Một thời đại trong thi ca mất sân chơi. Từ giã "Tiểu thuyết thứ bảy" và "Truyền bá" bị đóng cửa, cũng như bạn bè kẻ vào Nam, người ra Bắc, Thâm Tâm tham gia văn nghệ trong "Hội cứu quốc" và tham gia ban Kịch cùng người bạn thân là Trần Huyền Trân.

Cũng có thời gian nhà thơ làm biên tập cho báo Tiền Phong (cách mạng) với công việc làm, vẽ áp phích, viết kịch như: "19.8", "Lối sống", "Ðầu quân vào Nam" (1945), "Người thợ", "Lá cờ máu" (1946).

Trong thời kỳ này, ông viết nhiều, sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Nhà thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, ngôn từ nhẹ nhàng, lắng đọng nhưng không kém phần sắc sảo, khi buồn da diết, khi trầm hùng, khi bi tráng. Tất cả đã tạo nên phong cách của nhà thơ Thâm Tâm – một phong cách khác biệt trong phong trào Thơ mới thời bấy giờ.

Năm 2/1947, ông gia nhập quân đội theo chỉ thị thông tư của Bộ quốc phòng. Thâm Tâm là người lính cầm bút trong Tòa soạn báo Vệ quốc dân với tư cách một thư ký cho cơ quan ngôn luận của quân đội nhân dân Việt Nam (miền Bắc hồi đó). Thời kỳ này, Thâm Tâm viết truyện "Ðại đội Kim Sơn" (1948), "Văn thơ bộ đội" (Tiểu luận 1948). Bài thơ mà các nhà nghiên cứu cho là nổi bật vê tinh thần những người bộ đội là "Chiều mưa đường số 5" (1946).

Trong cuộc đời cầm của mình, có lẽ bài thơ “Tống biệt hành” là tác phẩm đã đưa ông gần hơn với bạn đọc thời đó và bây giờ. Chỉ cần nhắc đến “Tống biệt hành” là độc giả nhớ đến nhà thơ với lòng khâm phục, kính trọng một thi nhân đã có nhiều đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà.

 
 
Ngoài ra, năm 1940, nhà thơ Thâm Tâm còn có có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh, Màu máu Tigôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gửi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, câu chuyện kỳ lạ, bí ẩn này đến nay vẫn chưa có lời lý giải hợp lý nào!

Năm 1950, chiến dịch Biên giới ở căn cứ Việt Bắc với phương án đánh Pháp ở Cao Bằng do Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng được đổi sang Ðông Khê. Trên đường hành quân này, nhà thơ Thâm Tâm bệnh nặng rồi mất.

Nhà thơ Thâm Tâm viết không nhiều, với gần 20 bài thơ. Nhưng chỉ cần bài “Tống biệt hành” cũng đủ đưa ông trở thành một trong mười nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Sinh thời, ông chưa xuất bản tập thơ nào. Đến năm 1988, các sáng tác của ông được tập hợp và xuất bản trong sưu tâp Thơ Thâm Tâm.

Nhà thơ Thâm Tâm được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007

Thâm Tâm nổi tiếng với bài thơ "Tống biệt hành". Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.

Tác phẩm tiêu biểu
 

Thơ:   Kịch:
- Đâu cảnh cũ, đâu người xưa (1941)
- Tống biệt hành (Thi nhân Việt Nam, 1942)
- Vọng nhân hành 1944
- Can trường hành 1944
- Tráng ca 1944
- Ngẫm nghĩ cố sự
- Hoa gạo
- Chào Hương Sơn
- Lưu biệt
- Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945)
- Chiều mưa đường số 5 (1946)
- Màu máu Ti gôn
- Gửi TT Kh
- Dang dở
- Lưu biệt
- Căm thù
- Ngược gió
- Bài thơ của người lính
- Các anh
- Chết
- Mơ thuở thanh bình
- Thơ Thâm Tâm NXB Văn Học 1988
  -Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939)
- Nga Thiên Hương (kịch ngắn) 1946
- 19-8 (viết chung với Trần Huyền Trân) 1945
- Lối sống (Kịch ngắn) 1945
- Lá cờ máu (1946)
- Đời thợ (1946)
- Đại dội Kim Sơn (truyện) 1948
- Thuốc mê (truyện)
- Văn thơ Bộ đội (Tiểu luận đăng báo) 1946
- 37 Truyện ngắn, TTTB. NXB Tân Dân


Thương Thương (ThoVietNam)

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website