Thống kê

Tổng truy cập: 2537813
Trong tháng: 8721
Hôm nay: 358
Đang Online: 3

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân
Ngày đăng: 23/03/2013
Lượt xem: 3166

Nhà thơ Hữu Loan


Nhà thơ Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan sinh năm 1916 tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Là con một gia đình nông dân nghèo, lại đông anh chị em, nên Hữu Loan có một tuổi thơ lam lũ ở quê hương. Ngay từ niên thiếu, Hữu Loan đã luôn luôn nỗ lực vươn lên để đạt tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
(Thơ Việt Nam)
1.Vài nét về nhà thơ Hữu Loan.



Biểu hiện đầu tiên về khát khao vươn lên của Hữu Loan là học rất giỏi, học chữ Nho với thầy đồ ở quê cũng giỏi, rồi lên trường huyện học chữ quốc ngữ cũng rất giỏi. Năm 1937, Hữu Loan lên thị xã Thanh Hóa theo học Trường Collège.

Để có thêm tiền ăn học, Hữu Loan nhận làm gia sư cho gia đình ông Lê Đỗ Kỳ khi đó đang làm Tổng thanh tra Nông Lâm Đông Dương. Cô Lê Đỗ Thị Ninh, học trò của Hữu Loan, chưa đầy 10 tuổi, như sự sắp đặt của số phận, sau này trở thành vợ nhà thơ. Tuy nhiên, những năm trước 1945, Hữu Loan đâu đã biết bản thân sẽ trở thành nhà thơ, đâu biết sẽ gắn bó với Lê Đỗ Thị Ninh một cách lạ lùng... Học rất giỏi, đỗ Thành Chung, rồi Hữu Loan vươn lên nữa, đỗ Tú tài Tây ở Hà Nội. Dù đã thi được chân Thư ký Văn phòng Toàn quyền, Hữu Loan không đi làm cho người Pháp, mà đi dạy học ở các trường tư thục.

Cũng từ năm 1941 đó, Hữu Loan tham gia hoạt động trong phong trào Bình dân, rồi tham gia Việt Minh. Đến năm 1943, tổ chức phân công Hữu Loan trở về xây dựng phong trào Việt Minh ở Nga Sơn.

Cách mạng Tháng Tám, Hữu Loan được cử làm Phó chủ tịch ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Vào tuổi ba mươi, trong lòng Hữu Loan đã chất chứa nhiều buồn vui sướng khổ. Qua những năm niên thiếu lam lũ trên quê hương khổ nghèo, qua những năm gắng lòng học tập để vươn lên, đặc biệt, qua những năm tham gia phong trào yêu nước... Tất cả đã làm cho Hữu Loan có một tấm lòng thương yêu quê hương, thương yêu con người thật sâu nặng, và, có thể nói, tất cả những nếm trải cuộc đời đã làm cho Hữu Loan hoàn thiện một phẩm chất với một trí tuệ mạnh mẽ và một tâm hồn nồng cháy.

Mọi người đều thấy một Hữu Loan xuất sắc, được điều lên ủy ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách bốn Ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính, tổ chức Tuần lễ vàng rất thành công.

Trong cuộc mít tinh này, Hữu Loan diễn thuyết trước đông đảo dân chúng với một cảm hứng lớn và mới mẻ, khiến rất nhiều người góp vàng góp tiền ủng hộ Cách Mạng. Hôm đó, cô học trò Lê Đỗ Thị Ninh vừa 16 tuổi, cũng vô cùng cảm kích bởi tài diễn thuyết của Hữu Loan, đã cởi vòng xuyến vàng của mình trao cho chính quyền mới.

Đầu năm 1948, Hữu Loan nhận được tin nhắn gọi về thị xã Thanh Hóa ngay. Nguyên do, cô học trò Lê Đỗ Thị Ninh đã thổ lộ với mẹ về tình cảm của mình đối với “gia sư” Hữu Loan. Mẹ cô, từ xưa đã quý mến cậu gia sư, nay rất mừng, đồng ý ngay với quyết định của con gái. Đám cưới được tổ chức ngày 6 tháng 2 năm 1948.

Bảy tháng sau, khi đang ở Ban Tuyên huấn Sư đoàn 304, đóng ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, Hữu Loan nhận được tin người vợ trẻ của ông đã mất. Thoắt cái, Hữu Loan trở thành một người trầm lặng lạ lùng...

Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Văn Nhân - Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn sòng.

Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt. Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương.

Thời kỳ đó đã qua và hiện nay những nhà văn chân chính như Hữu Loan không cô độc nữa, dù cũng còn phải chịu đựng không ít khó khăn trù dập. Trung thực và dũng cảm vẫn là điều không thể thiếu khi nhà văn muốn nói lên sự thật.

Riêng Hữu Loan, ông đã giữ vững sự lựa chọn đó đến cuối đời. Được biết, sau thời kỳ đổi mới, Hữu Loan là người duy nhất không làm đơn xin khôi phục hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Cuộc sống của ông cho đến tận hôm nay, dù trải qua bao nhiêu gian nan khốn cùng, đó vẫn là một cuộc sống làm người tử tế đúng nghĩa. Hơn nữa đó còn là một cuộc đời bi tráng rực rỡ, lấp lánh niềm đau và khí phách như những bài thơ của chính ông.

2.Tác phẩm tiêu biểu

Hữu Loan làm thơ không nhiều, nhưng những bài thơ của ông như ghi lại được số phận của con người qua thời loạn. Đời thơ của ông bắt đầu từ “Đèo Cả”khép lại là “Hoa lúa”tất cả chỉ vẻn vẹn có mươi bài (Đèo Cả, Yên mô, Tình Thủ Đô, Màu tím hoa sim, Hoa Lúa.. .) Song, hầu hết những bài thơ của ông đều được rất nhiều người thuộc, đặc biệt là “Màu tím hoa sim”.

Đến nay, “Màu tím hoa sim” được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng.

  • Nguyễn Thuyết (Tổng hợp)

 

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website