Thống kê

Tổng truy cập: 2829964
Trong tháng: 172846
Hôm nay: 67
Đang Online: 3

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân
Ngày đăng: 23/03/2013
Lượt xem: 3091

Dấu ấn


Suỵt! Khẽ thôi các bạn. Hãy gạt sang một bên sự ồn ào vốn có của cuộc sống, yên lặng và lắng nghe câu chuyện của tôi – câu chuyện đã xãy ra trong quá khứ, nhưng chưa bao giờ là quá khứ. Bởi nó còn đọng lại đâu đây như một tiếng vang, một hơi thở của cuộc đời. Đó là chuyện về cô giáo Nguyễn Thu Hiền.

Nguyễn Thu Hiền – cái tên mà một đứa trẻ bảy tuổi cố gắng nắn nót từng nét bút thật to, thật đẹp để dán lên tường. Phải chăng các bạn đang thắc mắc tại sao nó lại làm như vậy? Thật giản đơn! Bởi vì ngày hôm đó cô giáo của nó nhận được quyết định chuyển trường, nó thấy cô khóc và nó sợ rồi nó sẽ quên cô. Ngày hôm đó quả là một ngày dài nhất trong cuộc đời của cô bé, nó đến trường với mẹ, nhưng khi mẹ về nó cứ khóc, khóc mãi cho đến khi trống đánh vào học. Nó vẫn khóc nhưng vì sự cô biết nên nó chỉ dám khóc thút thít mà thôi. Cô thấy nó – mở cặp và nhẹ nhàng, cô bước xuống và đặt lên lòng bàn tay của nó một cái kẹo, cái kẹo mà hồi xưa tụi tôi vẫn thường hay gọi là "kẹo chanh". Nó mở tròn đôi mắt và nhìn cô, cô cười và nó cũng cười. Một lát sau thì ra chơi, như mọi ngày nó chạy xuống sân, đưa mắt khắp nơi để tìm bạn, và rồi nó dừng ánh mắt lại khi thấy cô còn đang đứng cạnh vườn hoa, mắt cô đr hoe, nó chạy đến và nép sau góc tườngcủa căn phòng tối. Sao hôm nay nó gan thế không biết? Mọi ngày, hễ ai nhắc đến căn phòng tối là nó đã mếu máo rồi! Nó đi theo cô, cứ đi chậm dần, chậm dần, nó nghe được cuộc nói chuyện của cô và thầy hiệu trưởng. Cô bước vào lớp và nói lời tạm biệt với cả lớp, ai cũng khóc. Riêng nó thì không, nó nhìn ra cửa sổ, nằm gục đầu trên bàn, quay ngang, quay dọc, nó cố để không nhìn cô, có lẽ đó là cách giữ lại hình ảnh của ai đó trong lòng một đứa trẻ. Chín năm đã trôi đi, âm thầm và lặng lẽ, nhưng chưa bao giờ tôi quên được cô! Không biết là vì cô đã cứu tôi, đã dạy tôi cách sống can đảm hay đã rẽ lối, đã tìm cho tôi con đường học tập. Tôi chỉ biết tôi không thể quên được cô, lớp 4, lớp 5, lớp 6, lớp 6, lớp 7, không biết đã bao nhiêu bài văn tôi viết về cô, về câu chuyện đó, cứ có đề bài viét về thầy cô giáo là tôi lại nghĩ đến cô. Có những kí ức đi suốt cuộc đời ta, có những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ nhạt đi trong tâm tưởng.
 


Từ khi cô chuyển trường, không một ai trong lớp biết tin tức gì về cô. Tôi không biết nhà cô ở đâu, không biết bây giờ cô đang sống như thế nào? Thông tin của tôi về cô chỉ giới hạn ở cái tên, ở những bài giảng về con gà trống, chiếc xe đạp, ở sự ngớ ngẩn của tôi khi không hiểu đọc "trôi chảy" là gì, tôi đã đọc một hơi bài "Bé Nụ" không dấu chấm, dấu phẩy đối với tôi đó là "trôi chảy", ở những lúc tôi chảy máu cam, cô đã chạy khắp nơi tìm bông và thuốc, ở cái ngày mà cô chuyển trường. Kí ức của tôi về cô chỉ có như thế, chỉ vẻn vẹn như thế. Nhưng cô đã đặt vào lòng tôi một lối sống, một quyết tâm vào cuộc sống. M.Gorki đã từng nói: "Những cuốn sách là những chiếc thuyền buồm của tư duy hành trình trên sóng nước thời gian, vận chuyển vô cùng thận trọng thứ hàng hóa quý giá của chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác" . Còn đối với tôi, với những người đã từng là học trò của cô, thì chính cô là người chèo lái con thuyền đó, chở những ước mơ của chúng tôi trên sóng nước thời gian, vận chuyển vô cùng thận trọng những mầm non của đất nước. Cô đã để lại cho tôi một lời nhắc nhở, một tiếng nói và hơn cả đó là một dấu ấn.
 

Lời cô giáo
 
            Nín đi em! Nín đi em ơi!
            Một giọng ấm từ người cô giáo trẻ
            Chợt tiếng nấc khô lòng em một thoáng
            Lặng mắt nhìn, một phút, một giây…
            Yên lặng nhé, bạn bè thân thiết hỡi
            Cô ơi cô!
            Cho em gọi một lần, một tiếng
            Trong bóng dáng một ngày vô tận
            Suy tư một mình, chợt khóc rồi chợt quên
            Nước mắt rơi trên má cô thấm đẫm
            Buồn thật buồn dấu chấm hỏi lòng em
            Cô ra đi nhưng chưa hẳn đã ra đi
            Bởi trong mỗi chúng em
            Mỗi học trò nhỏ bé
            Cô đã đặt vào hai chữ "Tình thương"


Bài thơ là lời kết thúc cho câu chuyện về cô, về tôi, về những người học trò nuôi dấu ấn của "Tình thầy trò".

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website