Thống kê

Tổng truy cập: 2361321
Trong tháng: 4662
Hôm nay: 13
Đang Online: 1

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân
Ngày đăng: 15/03/2013
Lượt xem: 4208

KHÚC CA CẤP 3 BỐ TRẠCH


"Ai ghé qua bờ nam sông Gianh dừng chân bước lặng nghe tiếng hát, tiếng hát yêu thương đứng vững trên tuyến đầu (Khúc ca cấp III Bố Trạch-Trần Trọng Kỷ). Giai điệu ngọt ngào của bài ca ấy là nổi niềm sẻ chia của thầy và trò trường THPT số I Bố Trạch trong những năm đầy khói lửa bom đạn chiến tranh. Và cho đến nay, khi đã vững vàng trong thế đứng của mình, từ nơi đây vẫn không ngừng ngân vang câu hát đã gắn bó suốt hành trình 43 năm dựng xây không ngơi nghỉ của một mái trường.

 

"Ai ghé qua bờ nam sông Gianh dừng chân bước lặng nghe tiếng hát, tiếng hát yêu thương đứng vững trên tuyến đầu (Khúc ca cấp III Bố Trạch-Trần Trọng Kỷ). Giai điệu ngọt ngào của bài ca ấy là nổi niềm sẻ chia của thầy và trò trường THPT số I Bố Trạch trong những năm đầy khói lửa bom đạn chiến tranh. Và cho đến nay, khi đã vững vàng trong thế đứng của mình, từ nơi đây vẫn không ngừng ngân vang câu hát đã gắn bó suốt hành trình 43 năm dựng xây không ngơi nghỉ của một mái trường.

43 năm phấn đấu là cả một chặng đường không thể quên đối với những ai đã từng gắn bó với trường THPT số I Bố Trạch.Trong khói lửa chiến tranh ác liệt của giặc Mỹ, người Việt Nam nói chung, người Quảng Bình nói riêng vẫn không ngừng lao động, học tập và sự ra đời của trường vào tháng 8 năm 1965 là minh chứng cho điều đó. Mặc dù từng ngày từng giờ phải đối diện với sự tàn phá khốc liệt của bom đạn, thế nhưng trên quê hương Bố Trạch anh hùng, thầy và trò trường THPT số I Bố Trạch ngày đó đã là “đoá hoa nở thắm giữa quê nhà lửa khói” .

Trường THPT số I Bố Trạch tiền thân là trường cấp 3 Bố Trạch ngày đầu thành lập chỉ với 4 lớp học gồm 178 học sinh, 7 thầy cô giáo do thầy Lê Công Tánh làm hiêụ trưởng. Ra đời chỉ mới mười ngày tại làng Cự Nẫm, trường đã bị máy bay Mỹ đến bắn phá phải dời về xã Vạn Trạch. Từ hai bàn tay trắng, thầy và trò bắt tay vào xây dựng trường học. Tranh, tre, gỗ mít là những cơ sở vật chất đầu tiên của trường.Hai mươi lăm ngày sau đó, một phòng học ba gian, nhà tranh vách đất đã được dựng lên giữa xóm dài Vạn Trạch. Bàn ghế được ghép lại từ những thanh tre, bảng đen là những tấm ván xin từ bộ đội, những viên phấn tự tạo từ đất sét trắng.

Trong mười năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trường đã 7 lần phải di chuyển địa điểm, đã 3 lần bị máy bay Mỹ trực tiếp đến đánh, làm cháy nhiều lớp học, gây thương tích và sát hại gần 20 thầy giáo và học sinh. Cứ mỗi lần sơ tán về nơi mới là mỗi lần thầy trò lại phải làm lễ tưởng niệm những thầy giáo, học sinh bị bom Mỹ sát hại. Cứ mỗi lần sơ tán về nơi mới là mỗi lần thầy trò lại phải vào rừng chặt gỗ, bứt tranh, dựng trường, dựng lớp, đào hào đắp luỹ, phòng tránh đạn bom.

"Bạn bè ơi, thầy cô ơi!

Một thuở chiến tranh đến trường, đạn bom gian khổ

Một thuở học dưới hầm, ngủ hầm

sắn thay cơm

thiếu ăn

thiếu ngủ

bom nổ nát khoảng trời ước mơ

Hơi lửa Na Pan còn nóng đến bây giờ"

Sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh đã hằn sâu vào bữa ăn, giấc ngủ và cả những bài học, những khoảng trời ước mơ của tuổi trẻ. Thế nhưng, giữa sự sống và cái chết chỉ cách từng gang tấc, trường cấp 3 huyện Bố vẫn kiên trì bám trụ, duy trì tốt nhiệm vụ dạy học và các hoạt động giáo dục toàn diện khác. Với phương hướng hoạt động

"Thực tế là chiến trường

Lớp trường là công sự

Tri thức là vũ khí

Học sinh là chiến sĩ

Học, làm tốt là thắng Mỹ"

nhà trường đã khơi dậy tinh thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ trong học tập, lao động và chiến đấu. Năm học đầu tiên được thực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn với bao khó khăn thử thách nhưng với lòng nhiệt tình của thầy và niềm say mê học tập của trò, nhà trường đã thu được những thành quả đáng phấn khởi, đặc biệt 100% học sinh lớp 10 thi đậu tốt nghiệp.

Giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, theo chỉ thị của UBND huyện, trường chuyển về xã Mỹ Trạch-“ốc đảo tự do” ngày ấy. Những "đôi vai sắt, chân đồng” những bước chân “ hài vạn dặm” của thầy và trò đã chuyển cơ sở vật chất của trường đến Mỹ Trạch. Thầy và trò lại tìm tòi, sáng tạo, xây dựng 7phòng học thời chiến theo kiểu nhà hầm đặt sâu cách mặt đất 0,5m, hai bên có 2 hầm chữ A kiên cố, từ hầm có đường giao thông hào phân tán học sinh khi có báo động địch bắn phá.

Thầy giáo Lê Công Tánh - Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trườngDù tuổi đời còn non trẻ nhưng với sự phấn đấu không hề mệt mỏi trong phong trào dạy học, nhà trường đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các cấp bộ ngành và toàn thể nhân dân Bố Trạch. Mô hình dạy học theo kiểu thời chiến với nhiều biện pháp mang tính sáng tạo của giáo viên nhà trường đã được hoan nghênh và ghi nhận là “phong cách dạy học của trường cấp III BốTrạch".Đặc biệt một hoạt động giáo dục có hiệu quả đó là “lễ chào cờ đầu tuần” và “nói chuyện dưới cờ”. “Câu chuyện dưới cờ" của thầy hiệu trưởng luôn là sự đợi chờ háo hức của các em vào những ngày thứ 2. Đây là một bài dạy đạo đức được xây dựng theo chủ điểm hàng tháng gắn với tinh thần, thái độ và cả những ưu khuyết trong việc thực hiện kế hoạch tuần qua. Điều đáng chú ý của hoạt động này là tác dụng giáo dục, gây nhiều ấn tượng tốt trong nhiều thế hệ học sinh.  
(Thầy giáo Lê Công Tánh-HT đầu tiên của nhà trường)

Song song với hoạt động dạy học, hoạt động lao động sản xuất là thế mạnh của trường. Thực hiện chủ trương đưa lao động sản xuất vào trường học, tuổi trẻ toàn trường đã nhận đất canh tác, thu hoạch trong một vụ đông xuân được hơn 20 tấn lúa. Nhà trường cũng đã khai phá và biến một ngọn đồi cây cỏ um tùm thành một đồi chè bậc thang với mấy ngàn cây. Rồi những đôi tay tài hoa đã làm nên tiếng vang ở khắp các vùng Bắc-Thanh-Mỹ-Hạ với những thành tích trong thi cấy lúa. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cũng rất phong phú và được xác lập đầy đủ hàng năm từ trong kế hoạch năm học. Với những diễn viên không chuyên, học sinh của trường đã làm nức lòng người xem qua các vở kịch "Nổi gió” , "Người Đảng viên” và qua các câu hò điệu múa. Đặc biệt “Khúc ca cấp III Bố Trạch” đã trở thành bài hát truyền thống của trường được hát vào đầu giờ học mỗi ngày. Sự thành công của Đại hội VN-TDTT của các trường cấp III và sư phạm toàn tỉnh tổ chức năm 1969 do trường đăng cai tổ chức là minh chứng cho những nỗ lực vượt bậc trong hoàn cảnh khó khăn của nhà trường.

Bên cạnh các hoạt động giáo dục toàn diện nhà trường còn tham gia vào các chiến dịch lớn góp phần cùng toàn dân toàn quân đánh thắng giặc mỹ. Thanh Khê mùa đông 1968 đã chứng kiến những ngày tham gia chiến dịch vận tải của trường. Mỗi lớp là mỗi trung đội, giáo viên chủ nhiệm là trung đội trưởng. Gạo theo chân chiến sĩ nhỏ từ tàu lên bến và từ bến lên xe. Cả thầy và trò đã làm việc suốt ngày đêm trên bến. ở Thanh Hoá, chị Ngô Thị Tuyển đã vác hòm đạn 98kg chạy băng băng dưới làn đạn kẻ thù thì tại đây, nơi bến sông Gianh, học sinh cấp III Bố Trạch đã làm được điều kì diệu ấy. Trên vai là bao gạo nặng gấp hai lần trọng lượng cơ thể nhưng vẫn chạy thoăn thoắt trường kì, ngày này sang ngày khác. Thật khâm phục quá, tự hào quá!

Với mười năm trưởng thành trong mưa bom bão đạn, thầy và trò trường cấp III huyện Bố Trạch đã tự hào bởi những trang sử đầu tiên của mình trong hành trình chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Bài thơ tặng trường của nhà thơ quân đội Nguyễn Đình đã khái quát được niềm vinh dự, tự hào đó

"Anh hùng cả nước cả non

Nhà trường cũng đáng suy tôn anh hùng

Giai đoạn từ1976 đến 1986 là những năm đầu khi đất nước thống nhất, cả nước bước vào khắc phục hậu quả chiến tranh. Trường bắt đầu tập trung về một địa điểm tại Hoàn Lão với bao khó khăn thiếu thốn, vừa dạy học vừa xây dựng và lao động sản xuất. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, BGH, sự nỗ lực của tập thể sư phạm cùng với sự giúp đỡ của các cấp bộ, tỉnh, huyện và sở GDDT Bình Trị Thiên, nhà trường đã vượt qua khó khăn và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trên quê hương Bố trạch anh hùng, lớp lớp thế hệ thầy trò lại viết tiếp những trang sử vàng truyền thống.

Phát huy những thành tích đã đạt được trong hai giai đoạn qua, giai đoạn đổi mới đất nước từ 1986 đến nay, trường đã phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Đó là sự đổi thay từng ngày, từng giờ tự tin vững bước của một ngôi trường có bề dày truyền thống. Sẽ rất thiếu sót nếu ai đã từng qua Bố Trạch mà không ghé lại ngắm nhìn, lắng mình trong một khuôn viên xanh-sạch-đẹp, niềm tự hào không chỉ của riêng thầy trò mà còn là niềm tự hào chung của người dân huyện Bố. Bên cạnh những phòng học ngói đỏ khang trang là công viên hoa với đủ màu sắc, kiểu dáng. Một điều dễ nhận thấy khi tới nơi đây là không khí trong lành, thoáng mát bởi không khói thuốc, không rác thải. Sạch và thoáng, đó là cảm nhận đầu tiên với bất kì ai khi bước chân vào cổng trường này.

Thầy giáo Nguyễn Tản - Hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mớiTuy nhiên, điều chúng tôi muốn nói đến không chỉ là những cảm nhận ban đầu, trực tiếp về cảnh quan của một ngôi trường. Điều làm nên sự bề thế, sự tin tưởng của nhân dân chính là ý thức, trách nhiệm, tinh thần làm việc mẫn cán của toàn thể cán bộ giáo viên toàn trường. Trong những năm gần đây, trường THPT số I Bố Trạch đã vươn mình khởi sắc và có những chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào thi đua "dạy tốt-học tốt." Với thế mạnh 43 năm dựng xây, trưởng thành, nhà trường đã khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp trồng người. Liên tục trong nhiều năm, thầy và trò nơI đây đã gặt hái được nhiều thành tích, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Với mục tiêu: vươn lên các thành tích đào tạo học sinh giỏi, hàng năm thầy và trò nhà trường đã đưa về nhiều giải văn hoá, nhiều huy

(Thầy giáo Nguyễn Tản-HT trong thời kỳ đổi mới)

chương thể thao và đặc biệt, nhà trường rất tự hào có học sinh Lê Vũ Hoàng đã chinh phục được đỉnh cao trong cuộc thi chung kết “Đường lên đỉnh Olimpia" lần thứ VI. Trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, nhà trường đã vinh dự được đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ về thành tích giáo dục trong giai đoạn đổi mới.Trong nhiều năm qua, chi bộ trường THPT số I Bố Trạch đạt được danh hiệu “chi bộ trong sạch tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh.Để xứng đáng với danh hiệu trường đầu tiên trong khối THPT đạt chuẩn quốc gia (2005), trường đã khẳng định thành quả của mình ở mọi mặt. Năm 2006, trường đạt: Tập thể tiên tiến xuất sắc, cũng trong năm này, trường được UBND tỉnh tặng bằng khen “Đơn vị văn hoá cấp tỉnh”, được công an Tỉnh tặng bằng khen về phong trào “an ninh trường học”. Công đoàn trường liên tục đạt danh hiệu “vững mạnh xuất sắc tiêu biểu”. Đoàn trường cũng luôn nhận được bằng khen với thành tích: "vững mạnh xuất sắc”.

Những thành tích đạt được là cả một sự nỗ lực thầm lặng mà tuyệt vời của tập thể thầy trò trường THPT số I Bố Trạch và đó là tiền đề vững chắc để nhà trường vươn lên tầm cao mới.

Năm học 2007-2008-năm học thứ 43, trường THPT số I Bố Trạch có 40 lớp, 88 cán bộ giáo viên và 1760 học sinh.Cơ sở vật chất tương đối khang trang với hai dãy lớp học nhà tầng, có hệ thống phòng chức năng, phòng học ngoại ngữ, phòng tin học, phòng dạy giáo án điện tử. Các phòng chức năng được trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị và phương tiện dạy học. Nhà trường đã lắp được mạng Internet tốc độ cao với toàn bộ hệ thống máy tính nhằm phục vụ công tác dạy học, quản lí. Thư viện trường đạt chuẩn quốc giavới đủ phòng đọc cho giáo viên, học sinh và hơn 10 000 đầu sách là địa chỉ khá lí tưởng cho việc nghiên cứu, tìm tư liệu cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong toàn trường.

Để giữ vững những thành quả đã gặt hái được, năm học vừa qua, trường đề ra phương hướng với 3 mục tiêu lớn:

- Giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được UBND Tỉnh tặng bằng khen.

- Giữ vững và phát huy trường đạt Chuẩn quốc gia.

- Được nhà nước tặng Huân chương lao động.

Để thực hiện được những mục tiêu đó, nhà trường đã cụ thể hoá nhiệm vụ của mình với nhiều biện pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia.Đồng thời thực hiện lồng ghép hiệu quả hai cuộc vận động: cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động "Hai không"với bốn nội dung của ngành.

Nhà trường cũng đã thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút mọi lực lượng trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế cùng với nhà trường làm tốt công tác giáo dục. Với khẩu hiệu “Học thật-thi thật-chất lượng thật", năm học này trường có:

+32 giải học sinh giỏi cấp tỉnh về văn hoá

+23 giải cấp tỉnh về TDTT

+22 học sinh giỏi toàn diện

+54 học sinh được nhận học bổng từ các tổ chức, các đơn vị trong và ngoài tỉnh

Song song với việc tập trung nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường còn chú trọng đến công tác xây dựng các tổ chức đoàn thể: công đoàn, đoàn thanh niên, hội khuyến học, chi hội chữ thập đỏ.

Bên cạnh việc giáo dục có chất lượng các môn văn hoá, nhà trường đã xác định hoạt động bề nổi là cơ hội cho đoàn viên thanh niên thể hiện nhiệt huyết tuổi trẻ của mình. Hội liên hiệp thanh niên với đội xung kích tình nguyện đã ra quân và hoạt động có hiệu quả góp phần giữ gìn trật tự an ninh, an toàn giao thông ở các tuyến đường vào giờ tan học.Trang tin tuổi trẻ, nhịp cầu âm nhạc là những hoạt động kết nối vòng tay bè bạn, tạo không khí lành mạnh vui tươi trong các phong trào văn hoá, văn nghệ của đoàn trường. Sân chơi "Rung chuông vàng”, diễn đàn "Đoàn viên thanh niên trường THPT số I Bố Trạch nói không với ma tuý" đã thu hút đông đảo đoàn viên tham gia, đặc biệt hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"từ các chi đoàn đã góp phần tạo sự chuyển biến trong việc nhận thức, tu dưỡng đạo đức của người học sinh.

Thành tích của trường ngày một dày thêm theo năm tháng, trang sử vàng lại tiếp tục dày thêm trong niềm tự hào, vui sướng bởi những kết quả không phụ công người vun xới. 43 mùa đơm hoa kết trái trôi qua, từ mái trường này, lớp lớp học trò đã trưởng thành, đưa ước mơ hoài bão của mình tung cánh bay xa.Trường đã có gần 14 000 học sinh tốt nghiệp hiện đang công tác, làm việc khắp mọi miền đất nước. Rất nhiều học sinh trở thành cán bộ, lãnh đạo từ TƯ đến địa phương.Có gần 4000 học sinh đã trở thành kĩ sư, bác sĩ, nhà khoa học trên các lĩnh vực với hơn 300 người có học hàm học vị là giáo sư, tiến sĩ. Có hơn 250 học sinh tham gia lực lượng vũ trang qua các thời kì, trong đó 8 người là liệt sĩ, 600 người là sĩ quan trung cao cấp của các lực lượng vũ trang. Dù ở nơi đâu, dù đã thành danh hay còn đang tất bật trên dòng đời xuôi ngược nhưng tất cả các anh chị đều hướng về trường với tâm huyết “giữ vững mái trường huyện Bố quê ta".

BGH

(Ban Giám hiệu mới)

Với truyền thống 43 năm dựng xây và trưởng thành, trường THPT số I Bố Trạch không chỉ xứng đáng là những “đoá hoa nở thắm giưã quê nhà lửa khói” mà càng thắm tươi hơn trong thời kì đổi mới. Hơn ai hết, thầy và trò nhà trường đã xác định con đường phía trước còn nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, sự nghiệp trồng người không phải chỉ ngày một ngày hai dễ dàng đơm hoa kết trái. Những khó khăn ấy đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của mỗi cán bộ giáo viên trong toàn trường. Đó chính là tâm niệm để phấn đấu và khẳng định chắc chắn hơn chỗ đứng của một ngôi trường trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hôm nay./.

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website