Thống kê

Tổng truy cập: 2829688
Trong tháng: 172570
Hôm nay: 306
Đang Online: 18

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân

TRƯỜNG THPT SỐ I BỐ TRẠCH NỬA THẾ KỶ ĐÁNG TỰ HÀO

TRƯỜNG THPT SỐ I BỐ TRẠCH NỬA THẾ KỶ ĐÁNG TỰ HÀO

Phạm Thị Càn – Hiệu trưởng

       Trường THPT số I Bố Trạch tiền thân là trường Cấp 3 Bố Trạch được thành lập vào tháng Tám năm 1965 khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ vừa mới bắt đầu ở miền Bắc. Ngày đầu thành lập, quy mô của trường chỉ với 4 lớp học, 178 học sinh, 13 thầy cô giáo do thầy giáo Lê Công Tánh làm Hiệu trưởng. Ngày đầu thành lập, trường không có địa chỉ, không có khuôn viên, không có lớp học thậm chí chưa có chương trình dạy học của từng lớp, của toàn cấp. Lớp học là nhà dân nhường cho, rồi đóng cọc, ghép cây làm bàn ghế, đào hầm hào để trú ẩn, cứ thế mà mở lớp, mà giảng dạy, mà học tập. Vậy mà đứng chân chưa được 10 ngày tại làng Cự Nẫm thì có lệnh nhà trường phải chuyển về xóm Sỏi xã Vạn Trạch ngay trong đêm. Mọi việc lại bắt đầu, dân lại nhường nhà, thầy cô giáo, học sinh, lại gấp rút đào hào, dựng hầm, làm nhà chống bom chuẩn bị nơi phòng tránh và năm học đầu tiên lại được tiếp tục.

       Mặc dù nhà trường đã gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, thầy cô giảng bài, học sinh chăm chú nghe giảng, học sinh làm bài thi tốt nghiệp trong tiếng bom rơi, đạn réo nhưng bảng vàng thành tích của trường đã được khắc ghi, kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của trường đạt tỷ lệ 100%, nhiều anh, chị đạt điểm xuất sắc được chọn để đi học nước ngoài như anh Đặng Gia Nãi, anh Nguyễn Duy Chinh, anh Hoàng Bá Cơ và rất nhiều anh chị khác.

       Kết thúc năm học đầu tiên, từ Vạn Trạch trường lại phải dời ra Mỹ Trạch. Mọi công việc lại phải bắt đầu mới. Thầy lại hướng dẫn chỉ đạo trò, trò lại tích cực xông xáo cùng thầy dời trường cõng lớp để tiếp tục năm học mới, ghi thêm thành tích mới.

        Cuộc chiến tranh của giặc Mỹ ngày càng ác liệt, thầy cô và học sinh khi ấy vừa phải trằn mình xây dựng trường lớp, đào hào trú ẩn vừa phải tích cực vội vã “cõng trường, dời lớp” đi sơ tán. Dạy học khi đó gắn với chiến đấu và phục vụ chiến đấu… Trong mười năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 – 1975) nhà trường trường đã 6 lần sơ tán  ở 7 địa điểm, trong đó từ năm học 1967 – 7968  đến 1974- 1975 nhà trường phải chia tách thành 2 phân hiệu ở 2 xã khác nhau nhằm để đảm bảo an toàn cho thầy và trò; đây cũng là 10 năm mà từng giờ, từng phút thầy và trò chúng ta khi đó phải đối diện với sự tàn phá khốc liệt của đạn bom, sự khốc liệt của chiến tranh đã hằn sâu vào từng bữa ăn, giấc ngủ và cả khoảng trời mơ ước của tuổi thơ. Nhà trường đã 3 lần bị máy bay Mỹ trực tiếp đến đánh phá, làm cháy nhiều lớp học, sập nhiều hầm hào, gây thương tích, sát hại gần 20 thầy giáo và học sinh. Đây cũng là 10 năm nhà trường đã khơi dậy tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ trong học tập, lao động và sẵn sàng chiến đấu. Đây cũng là 10 năm đầu tiên nhà trường rất tự hào với những trang truyền thống vẻ vang của mình. Dù tuổi đời còn non trẻ nhưng với sự phấn đấu không hề mệt mỏi trong phong trào dạy học, phong trào sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, nhà trường đã trở thành địa chỉ đỏ đáng tin cậy của các cấp Bộ, Ngành và toàn thể nhân dân Bố Trạch. Mô hình dạy học theo kiểu thời chiến với nhiều biện pháp mang tính sáng tạo của giáo viên nhà trường đã được hoan nghênh và ghi nhận là “phong cách dạy học của trường Cấp III BốTrạch". Đặc biệt một hoạt động giáo dục có hiệu quả đó là “lễ chào cờ đầu tuần” và “nói chuyện dưới cờ”. “Câu chuyện dưới cờ" của thầy hiệu trưởng luôn là sự đợi chờ háo hức của các em vào những ngày thứ 2hàng tuần. Bên cạnh các hoạt động giáo dục toàn diện nhà trường còn tham gia vào các chiến dịch lớn góp phần cùng toàn dân, toàn quân đánh thắng giặc Mỹ. Thanh Khê mùa đông 1968 đã chứng kiến những ngày tham gia chiến dịch vận tải của trường. Mỗi lớp là mỗi trung đội, giáo viên chủ nhiệm là trung đội trưởng. Gạo theo chân chiến sĩ nhỏ từ tàu lên bến và từ bến lên xe. Cả thầy và trò đã làm việc suốt ngày đêm trên bến. Ở Thanh Hoá, chị Ngô Thị Tuyển đã vác hòm đạn 98 kg chạy băng băng dưới làn đạn kẻ thù thì tại đây, nơi bến sông Gianh, học sinh cấp III Bố Trạch đã làm được điều kì diệu ấy. Trên vai các anh chị là bao gạo nặng gấp hai lần khối lượng cơ thể nhưng các anh, các chị, vẫn chạy băng băng giữa mưa bom bão đạn của quân thù.

       Thơ tặng trường của nhà thơ quân đội Nguyễn Đình đã khái quát được niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh

                     "Anh hùng cả nước cả non

                                                   Nhà trường cũng đáng suy tôn anh hùng”  

        Xem tiếp

 

Một số hình ảnh kỷ niệm 50 năm thành lập trường

 

 

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website