Thống kê

Tổng truy cập: 2360687
Trong tháng: 4028
Hôm nay: 167
Đang Online: 2

Liên kết - Quảng cáo

Thư viện AMBN
cổng thông tin ts
Đại học Duy Tân
Ngày đăng: 02/12/2013
Lượt xem: 2187

Ki niem 20-11-2013


       Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Từ thời phong kiến, người thầy đã có vị trí xã hội rất cao. Trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân - Sư - Phụ”, nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Nhân dân ta có câu:

                   “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

 hay:

                 “Muốn sang thì bắc cầu Kiều
               Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

        Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực nhất. Họ không những nắm đạo lý mà còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp các em trở thành những người có trình độ học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.

     Chúng ta có quyền tự hào mà khẳng định rằng, sứ mạng mà người thầy  đang mang trên vai thật lớn lao cao cả và người thầy hoàn toàn xứng đáng với sự  thừa nhận và tôn vinh của toàn xã hội.

     Ở nước ta, trải các thời kì lịch sử đã có biết bao những người thầy cao quý soi sáng cho muôn đời như thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Nguyễn Đình Chiểu, thầy Phan Bội Châu, thầy Phan Châu Trinh... và đặc biệt người thầy vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh - là những tấm gương sáng cho lớp lớp con cháu chúng ta học tập và noi theo. Chính những người thầy cao quý ấy đã làm rạng danh đất nước ta, dân tộc ta.

     Đánh giá cao vai trò của người thầy, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo nhà sư phạm nổi tiếng người Nga Cô Men X.ki đã· từng khẳng định: "Dưới ánh nắng mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".

     Ngày nay, cũng có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu triệu giáo viên khác - những người đang mang cả tâm huyết, trí tuệ và sức lực của mình, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

     Có thể nói, tuy không trực tiếp tạo nên của cải vật chất cho xã hội nhưng nghề giáo đã tạo nên sự khởi đầu cho mọi khởi đầu. Đó là những giá trị tinh thần vĩnh hằng còn mãi với thời gian.

     Bởi thế cho nên “Sỉ tử tri ân”, “Tôn sư trọng đạo” - truyền thống kính trọng, biết ơn thầy cô giáo  là một trong những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, truyền thống ấy được kế thừa và phát huy từ bao đời nay. Hàng năm cứ đến ngày  20-11, các thế hệ nhà giáo lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Đây chính là nguồn động viên khích lệ to lớn không gì bằng đối với các thế hệ  nhà giáo. Những bó hoa tươi thắm, những bưu thiếp chúc mừng được gửi tới các thầy giáo, cô giáo với những tình cảm kính yêu, trân trọng. Một thời đi học lại hiện về trong kí ức những ai đã từng trải qua tháng năm học trò, lung linh những sắc màu kỷ niệm...

    Có thể thấy, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 có một vị trí thật đặc biệt, nó không còn đơn thuần chỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy cô giáo mà đã trở thành một ngày hội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ.

    Năm nay, kỉ niệm 31 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982-  20.11.2013), Trường THPT số 1 Bố Trạch nói riêng và ngành Giáo dục Quảng Bình nói chung đang ra sức khắc phục những thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão lũ để lại. Nhiều nhà cửa, trường lớp bị hư hỏng; trang thiết bị, đồ dùng dạy học bị hủy hoại. Đau xót nhất là sự việc hai cô giáo bị lũ cuốn trôi ở suối Mực, thôn Thanh Bình, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch.

     Đặc biệt, mất mát lớn nhất của chúng ta và cũng là mất mát lớn người dân cả nước chính là sự ra đi mãi mãi của người thầy giáo vĩ đại - đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng tài ba đức độ, một người con ưu tú của quê hương Quảng Bình.

     Khó khăn, mất mát và đau thương, thầy trò trường THPT số 1 Bố Trạch càng ý thức hơn về vai trò trách nhiệm của mình, biến đau thương thành hành động, nỗ lực khắc phục những khó khăn trước mắt, tiếp tục phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của nhà trường. Và hơn bao giờ hết, lúc này chúng ta càng khắc sâu lời Bác Hồ dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.

     Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đang đến gần, chúng ta hãy dành dịp này để tôn vinh và bày tỏ tấm lòng tri ân tới các thầy giáo, cô giáo - những người đã gieo mầm và nâng cánh ước mơ để chúng ta được bay cao, bay xa trên con đường chinh phục tương lai và tri thức.

     Kính chúc thầy cô luôn sức khỏe và mãi “vẫn là ngọn hải đăng soi chúng em hướng tới mặt trời”!

 


  • Hồng Hạnh

Gương sáng

Hình ảnh hoạt động











Bình chọn

Bạn hãy cho nhận xét về màu sắc Website mới
Màu sắc vừa phải
Màu sắc tươi sáng
Màu sắc nhạt nhòa
Màu sắc quá đẹp

Chat Box

Liên kết website